Máy nén khí cao áp dùng cho máy cắt laser fiber, cẩn thận kẻo tiền mất tật mang

Khí nén không rẻ như bạn tưởng tượng đâu? Bạn có biết một máy nén khí thông thường có thể tiêu thụ điện năng lên đến 5 tỷ đồng trong 10 năm không? chưa kể phí bảo dưỡng, thay lọc, thay dầu mỗi 6 tháng 1 lần nữa.

Hiện nay có rất nhiều khách hàng mua máy cắt laser fiber được tư vấn mua máy nén khí cao áp để thay thế khí Oxy và Nitơ nhằm tiết kiệm chi phí. Liệu điều này có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Máy nén khí cao áp dùng cho máy cắt laser fiber
Máy nén khí cao áp dùng cho máy cắt laser fiber

 

Giả sử bạn có 1 máy cắt laser fiber 6kW và bạn đầu tư một máy nén khí cao áp 30Hp có chất lượng tốt (nếu dùng máy nén khí giá rẻ thì chi phí tiền điện sẽ cao hơn nữa do hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp) để thay thế hoàn toàn khí oxy và khí Nitơ khi cắt.

Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí vận hành của máy cắt laser fiber 6kW khi cắt sắt bằng khí Oxy

CHI PHÍ CẮT LASER: CẮT SẮT DÙNG KHÍ OXY
Tiêu hao Chi phí (VNĐ/giờ)
Điện năng tiêu thụ (kW/h) 46.0 128,800.0
Khí Oxy (L/h) 5.5 13,750.0
Gương bảo vệ
Protection glass (Cái/tháng)
8.0 7,000
Bép cắt (nozzle) (Cái /tháng) 5.0 1,600
Tổng chi phí vận hành khi máy chạy (vnd / giờ) 151,150

Như bảng trên chúng ta thấy:

  1. Chi phí tiền oxy cho mỗi giờ cắt là: 13.750 đồng (Mười ba ngàn bảy trăm năm mươi đồng/giờ). Nếu mỗi ngày cắt sắt 6 tiếng, 6 ngày 1 tuần thì 1 năm tổng số tiền khí oxy bạn phải trả là khoảng 26 triệu/năm (13.750 /giờ x 6 giờ x 6 ngày/tuần x 52 tuần)
  2. Chi phí phụ tùng tiêu hao (béc cắt, gương bảo vệ) mỗi giờ cắt là: khoảng 8.600 đ/giờ. Nếu mỗi ngày cắt sắt 6 tiếng, 6 ngày 1 tuần thì 1 năm tổng số tiền phụ tùng tiêu hao bạn phải trả là khoảng 16 triệu/năm

Còn đây là bảng tổng hợp chi phí vận hành của máy cắt laser fiber 6kW khi cắt sắt bằng khí nén cao áp

CHI PHÍ CẮT LASER: CẮT SẮT DÙNG KHÍ NÉN CAO ÁP
Tiêu hao Tiêu hao Chi phí (VNĐ/giờ)
Điện năng tiêu thụ của máy laser (kW/h) 46.0 128,800.0
Điện năng tiêu thụ của máy nén khí cao áp 30Hp (kW/h) 17.6 49,280.0
Gương bảo vệ
Protection glass (Cái/tháng)
20.0 17,000
Bép cắt (nozzle) (Cái /tháng) 15.0 4,700
Tổng chi phí vận hành khi máy chạy (vnd / giờ) 199,780

Như bảng trên chúng ta thấy:

  1. Chi phí tiền điện chạy máy nén khí cao áp mỗi giờ cắt là: 49.280 đồng (Bốn mươi chín ngàn hai trăm tám mươi đồng/giờ). Nếu mỗi ngày cắt sắt 6 tiếng, 6 ngày 1 tuần thì 1 năm tổng số tiền điện chạy máy nén khí cao áp bạn phải trả là khoảng 93 triệu/năm (49.280 /giờ x 6 giờ x 6 ngày/tuần x 52 tuần)
  2. Chi phí phụ tùng tiêu hao (béc cắt, gương bảo vệ) mỗi giờ cắt là: khoảng 21.700 đ/giờ. Nếu mỗi ngày cắt sắt 6 tiếng, 6 ngày 1 tuần thì 1 năm tổng số tiền phụ tùng tiêu hao bạn phải trả là khoảng 40,6 triệu/năm

Điều này có nghĩa:

  1. Nếu mỗi ngày cắt sắt 6 tiếng, 6 ngày 1 tuần thì 1 năm tổng số tiền khí oxy bạn phải trả là khoảng 26 triệu/năm, tiền phụ tùng tiêu hao khoảng 16 triệu/năm
  2. Nếu dùng máy nén khí cao áp thì riêng tiền điện phải trả cho máy nén khí cao áp là khoảng 93 triệu/năm, tiền phụ tùng tiêu hao khoảng 40,6 triệu/năm (khi cắt bằng khí nén cao áp thì phụ tùng tiêu hao sẽ nhanh hỏng hơn nhiều so với khi cắt bằng khí oxy, do trong khí nén thường lẫn dầu và nước, dù đã lọc và sấy khí)
  3. Chưa kể chi phí đầu tư máy nén khí cao áp và chi phí bảo dưỡng, thay lọc thay dầu cho máy nén khí khoảng 20 – 40 triệu/năm. Ngoài ra phải định kỳ vệ sinh (súc rửa) đường ống khí nén vào mỏ cắt khoảng 2-4 tuần/lần, do nước và dầu đọng trong đường ống, khiến đường cắt trở nên xấu hơn hoặc mỏ cắt báo lỗi, cần vệ sinh đường ống mới tiếp tục cắt được.

Một điều lưu ý nữa là chất lượng đường cắt khi cắt sắt bằng khí nén sẽ xấu hơn (mặt dưới đường cắt sẽ có ba via) so với khi cắt bằng khí oxy đường cắt bóng và thường không có hoặc rất ít ba via.

Một điều an ủi là khi cắt sắt bằng khí nén thì tốc độ cắt nhanh hơn từ 2-2,5 lần so với cắt bằng khí Oxy, cho nên có thể dùng máy nén khí để cắt sắt trong trường hợp muốn tăng năng suất và chấp nhận đường cắt xấu hơn, chi phí cao hơn

Nên giải pháp dùng máy nén khí cao áp thay thế khí oxy để cắt sắt hoàn toàn không tiết kiệm chi phí mà ngược lại còn tốn nhiều chi phí hơn, trong khi chất lượng đường cắt bằng khí nén thì xấu hơn so với cắt bằng khí oxy. Vậy tại sao một giải pháp vừa xấu hơn vừa tốn nhiều chi phí hơn lại được nhiều người sử dụng? Đó là vì trước mắt không phải trả tiền khí oxy, còn tiền điện thì thanh toán vào cuối tháng và tính chung với các thiết bị khác của nhà máy nên nhiều người không để ý.

Vậy có phải máy nén khí cao áp hoàn toàn không hữu ích đối với máy cắt laser fiber? Giờ hãy so sánh chi phí cắt inox/nhôm bằng khí Nitơ và bằng khí nén cao áp nhé

Bảng tổng hợp chi phí vận hành của máy cắt laser fiber 6kW khi cắt inox/nhôm bằng khí Nitơ

CHI PHÍ CẮT LASER: CẮT INOX/NHÔM DÙNG KHÍ NITƠ
Tiêu hao Chi phí (VNĐ/giờ)
Điện năng tiêu thụ (kW/h) 46.0 128,800.0
Khí Nitơ (L/h) 30.0 75,000.0
Gương bảo vệ
Protection glass (Cái/tháng)
8.0 7,000
Bép cắt (nozzle) (Cái /tháng) 8.0 2,500
Tổng chi phí vận hành khi máy chạy (vnd / giờ) 213,300

Bảng tổng hợp chi phí vận hành của máy cắt laser fiber 6kW khi cắt inox/nhôm bằng khí nén cao áp

CHI PHÍ CẮT LASER: CẮT INOX DÙNG KHÍ NÉN CAO ÁP
Tiêu hao Tiêu hao Chi phí (VNĐ/giờ)
Điện năng tiêu thụ của máy laser (kW/h) 46.0 128,800.0
Điện năng tiêu thụ của máy nén khí cao áp 30Hp (kW/h) 17.6 49,280.0
Gương bảo vệ
Protection glass (Cái/tháng)
20.0 17,000
Bép cắt (nozzle) (Cái /tháng) 15.0 4,700
Tổng chi phí vận hành khi máy chạy (vnd / giờ) 199,780

Từ bảng trên ta thấy khi cắt inox hoặc nhôm thì có thể dùng khí nén cao áp để thay thế khí Nitơ (nếu chấp nhận đường cắt bị đen) thì có thể tiết kiệm được khoảng 20-40% chi phí (tùy độ dày và chất lượng của máy nén khí cao áp).

Một điều nữa là lượng tiêu hao của Nitơ khi cắt là khá lớn, nếu dùng khí chai thì sẽ nhanh hết, phải tốn thời gian chờ đổi bình. Còn nếu dùng máy nén khí cao áp thì chỉ mở điện lên và chạy, không phải tốn thời gian chờ đổi bình khí. Tuy nhiên vẫn phải định kỳ vệ sinh, súc rửa đường ống khí vào mỏ cắt.

Kết luận:

Máy nén khí cao áp chỉ có hiệu quả tiết kiệm chi phí khi cắt nhôm/inox mà thôi, sẽ tốn thêm rất nhiều chi phí nếu dùng để cắt sắt. Không nên dùng máy nén khí cao áp để cắt sắt, trừ trường hợp muốn tăng năng suất khi cần cắt sắt mỏng (chấp nhận chi phí cao và chất lượng đường cắt giảm).

Ngoài ra chất lượng của máy nén khí cao áp là rất quan trọng, những máy nén khí cao áp giá rẻ có hiệu suất chuyển đổi năng lượng thấp sẽ tốn điện nhiều hơn và trong khí nén có lẫn nước và dầu nhiều hơn, sẽ khiến máy cắt laser báo lỗi liên tục.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.