Máy cắt laser fiber là công cụ rất hữu ích đối với ngành cơ khí chế tạo. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách khai thác máy một cách hiệu quả nhất. Làm thế nào để tăng năng suất và giảm chi phí vận hành? Cùng Sơn Vũ điểm qua một số giải pháp sau đây nhé!

1. Sử dụng phần mềm Nesting để tối ưu đường cắt tự động

Sử dụng phần mềm Nesting hay còn gọi là phần mềm xếp tole để tối ưu đường cắt. Nhiệm vụ của phần mềm này là sắp xếp bản vẽ các chi tiết cần cắt trên tấm tole sao cho số lượng đường cắt là ít nhất ( cắt trùng đường) số lượng lổ mồi ít nhất và đương nhiên là số lượng vật liệu (tole) là ít nhất. Do đó thời gian cắt sẽ rút ngắn đáng kể và ít hao tole hơn so với khi không dùng phần mềm.

Ví dụ: bạn cần cắt hàng trăm thậm chí hàng ngàn chi tiết có hình dạng khác nhau. Phần mềm Nesting sẽ giúp bạn bố trí các chi tiết xoay ngang, dọc, nghiêng, ghép các đường chung, lồng các chi tiết nhỏ bên trong phần bỏ đi của chi tiết lớn… đủ kiểu trên tấm tole để làm sao số lượng đường cắt và lổ mồi là ít nhất, giảm thời gian cắt -> tăng năng suất và tiết kiệm phôi.

Thông thường trên bộ điều khiển máy cắt laser fiber đã có tích hợp sẵn phần mềm nesting cơ bản cho phép bạn sắp xếp tối đa mỗi lần 50 tờ tole và giải thuật tối ưu đường cắt ở mức đủ dùng. Nhưng nếu bạn cần cắt số lượng lớn và cần giải thuật tối ưu đường cắt ở mức cao hơn thì cần đầu tư thêm phần mềm Nesting.

Kết quả của phần mềm Nesting

Bản vẽ được sắp xếp tối ưu bởi phần mềm Nesting

Trên thị trường có rất nhiều phầm mềm Nesting như Sigmanest, Pronest, Turbonest….nhưng đặc điểm của những phần mềm này là giá rất cao trên 10.000 USD/phần mềm, sử dụng trên 1 máy tính. Dẫu biết rằng về lâu dài việc tiết kiệm thời gian cắt và tiết kiệm phôi sẽ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn mua phần mềm. Nhưng rõ ràng nó chỉ phù hợp với các công ty lớn có ngân sách dồi dào và có lượng tole cần cắt lớn.

May mắn là trong thời gian gần đây công ty Sơn Vũ đã phát hiện phần mềm Cypnest có giá chưa bằng 1/5 các phần mềm trên trong khi hiệu quả tối ưu không thua kém thậm chí có một vài điểm tốt hơn. Vì sao giá rẻ hơn lại tốt hơn? Bởi vì các phần mềm như Sigmanest, Pronest, Turbonest… có thể tối ưu cho rất nhiều loại máy khách nhau: như máy cắt plasma, máy cắt laser Fiber, máy đột…thì phần mềm này do nhà sản xuất bộ điều khiển laser phát triển, nó chỉ tập trung cho máy laser Fiber mà thôi (sức mạnh của sự tập trung). Điểm đặt biệt của Cypnest so với các phần mềm trên là nó có thể thiết lập các thông số cắt laser ngay trong phần mềm. Nên khi xuất file, có thể đưa vào máy laser để chạy ngay mà không cần phải thiết lập thông số cắt nữa. Đối với các phần mềm khác, khi xuất file đưa vào máy laser, người vận hành phải chọn thông số cắt trên máy cắt laser, sau đó mới tiến hành cắt được.

=>Xem thêm: GIẢI PHÁP MỚI CHO MÁY CẮT LASER FIBER CÔNG SUẤT LỚN TỪ 6KW TRỞ LÊN

2. Sử dụng khí nén cao áp để thay thế cho khí Nitơ

Thông thường đối với máy cắt laser Fiber thì khi cắt sắt sẽ sử dụng khí Oxy còn cắt inox sẽ sử dụng khí Nitơ. Khí Oxy thì khá rẻ và lượng tiêu thụ không nhiều. Do áp suất khí cắt thấp chỉ 1 vài bar đặc biệt khi cắt sắt càng dày thì lượng tiêu thụ khí Oxy càng ít (hơi lạ phải không? Nhưng đúng là như thế). Một bình khí Oxy lỏng có giá khỏng 750.000 – 900.000 đ tùy nơi co thể cắt được khỏng 1 tuần. Còn khi cắt inox thì áp suất khí Nitơ cần phải rất cao lên đến 17 – 20 bar và cắt inox càng dày thì càng hao khí nên lượng tiêu thụ là khá lớn. Một bình khí Nitơ có giá khoảng 1.2 triệu chỉ cắt được khoảng 30 – 45 phút. Tuy nhiên cần lưu ý là tốc độ cắt inox bằng Nitơ cao hơn 2-3 lần so với cắt sắt cùng độ dày bằng Oxy nhé.

Trong không khí thì Nitơ chiếm đến khoảng 80% vậy tại sao không dùng khí nén để cắt inox nhỉ?

Tất nhiên là được, nhưng có 2 vấn đề cần phải giải quyết:

  1. Máy nén khí thông thường chỉ nén được đến áp tối đa khoảng 8 bar mà thôi. Trong khi cắt inox cần áp khoảng 16 bar (đối với nguồn laser Fiber công suất từ 6kW trở lên) đến 25 bar (đối với nguồn laser Fiber công suất dưới 6kW). Cho nên muốn dùng khí nén để cắt laser inox thì phải cần máy nén khí cao áp.
  2. Trong khí nén luôn có lẫn nước và dầu, vì vậy cần phải lọc sạch trước khi đưa vào máy laser Fiber

Máy nén khí có 2 loại là máy nén khí trục vít và máy nén khí piston. Máy nén khí trục vít thì chạy êm hơn và thường đã được tích hợp hệ thống sấy khí nên khí ra lúc nào cũng sạch hơn so với máy nén khí piston. Nhưng máy nén khí trục vít chỉ có thể nén lên áp tối đa 16 bar. Nếu muốn áp cao hơn phải dùng máy nén khí piston.

Đối với nguồn Laser Fiber công suất từ 6kW

Đối với nguồn laser fiber công suất lớn từ 6kW trở lên có thể chỉ cần dùng máy nén khí trục vít áp 14-16 Bar là được. Nhưng đối với nguồn laser Fiber công suất từ 4kW trở xuống thì cần áp cao hơn do đó cần phải dùng hệ thống máy nén khí cao áp piston trực tiếp hoặc hệ thống tăng áp

Một hệ thống máy nén khí cao áp piston trực tiếp dùng cho máy cắt laser Fiber như sau:

máy nén khí cao áp piston

Ưu điểm của hệ thống này là chỉ dùng một máy nén trực tiếp đưa áp lên đến 40 bar nên tiết kiệm chi phí đầu tư hơn hệ thống dùng bơm tăng áp (booster).

Nhược điểm dù đã có hệ thống sấy khí và lọc khí nhưng thỉnh thoảng có lẫn nước trong đường khí làm mau hư gương bảo vệ mỏ cắt laser hoặc máy laser Fiber sẽ báo lỗi. Nên cần bảo dưỡng và thay lọc thường xuyên.

Một hệ thống máy nén khí dùng bơm tăng áp như sau:

máy nén khí dùng bơm tăng áp

Hệ thống gồm một máy nén trục vít nén lên áp 8 bar rồi lọc tách nước (bộ sấy khí nằm bên trong máy nén khí trục vít) sau đó qua bộ tăng áp để tăng áp suất lên đến 40 bar, sau đó tách ẩm một lần nữa rồi lọc và đưa vào máy cắt laser Fiber

Ưu điểm: do được lọc và tách ẩm 2 lần (một lần ở áp 8 bar, một lần ở đường cao áp đầu ra) nên khí nén sạch và khô hơn so với hệ thống nén khí cao áp trực tiếp.

Nhược điểm: Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với hệ thống nén khí cao áp trực tiếp.

Khi dùng khí nén để cắt inox: đối với inox mỏng dưới 2mm thì đường cắt trắng sáng như khi cắt bằng khí Nitơ thậm chí đường cắt có độ bóng cao hơn. Khi cắt inox dày hơn 2 mm thì đường cắt sẽ ngã màu vàng do oxy hóa (trong khí nén có khoảng 18% Oxy), nhưng khả năng cắt khi dùng khí nén sẽ cắt được dày hơn so với khi cắt bằng khí Nitơ.

Khi dùng khí nén để cắt sắt thì tốc độ cắt nhanh hơn so với khi cắt bằng khí oxy, nhưng độ dày cắt sẽ mỏng hơn và chất lượng đường cắt không đẹp bằng so với cắt bằng oxy.

Kết luận: Nếu thường cắt inox và thỉnh thoảng cắt sắt bằng khí nén cao áp thì rất hiệu quả. Nhưng nếu chỉ cắt sắt thì dùng máy nén khí cao áp là không hiệu quả.

=>Xem thêm: GIẢI PHÁP MỚI CHO MÁY CẮT LASER FIBER CÔNG SUẤT LỚN TỪ 6KW TRỞ LÊN

Sử dụng tole cuộn và máy nắn tole

Khi sản xuất với số lượng nhiều thì mua tole cuộn sẽ rẻ hơn so với tole tấm. Khi dùng hệ thống xả và nắn tole thì tấm tole sau khi nắn thẳng được đưa lên bàn máy cắt laser Fiber. Cần cắt tới đâu sẽ xả đến đó nên sẽ không có tole thừa.

Ví dụ: nếu dùng tole tấm 1500 x 3000 mm khi bạn dùng hết 2800mm chiều dài thì còn dư lại 1500 x 200mm trở thành phế liệu. Nhưng nếu dùng hệ thống xả tole thì sẽ không có điều này xảy ra.

Ưu điểm: tiết kiệm vật liệu

Nhược điểm: Chỉ áp dụng được với tole mỏng và cần sản xuất số lượng lớn

3. Sử dụng máy cắt laser Fiber bàn đôi có hai bàn chuyển đổi thay vì bàn đơn

Máy cắt laser fiber bàn đôi

Khi có 2 bàn chuyển đổi thì trong khi máy đang cắt bạn có thể đặt sẵn tấm phôi trên bàn phụ. Khi máy cắt xong, bàn chính sẽ chạy ra và bàn phụ sẽ chạy vào để tiết tục cắt. Trong thời gian đó người vận hành lấy các chi tiết đã cắt xuống và đưa tấm phôi mới lên. Nhờ vậy máy sẽ hoạt động liên tục mà không cần phải dừng lại để lên xuống phôi nên sẽ tiết kiệm được thời gian và tăng năng suất.

4. Sử dụng nguồn laser Fiber công suất lớn

Nguồn laser Fiber công suất lớn từ 6kW trở lên có tốc độ cắt cao hơn nhiều lần so với nguồn laser Fiber công suất nhỏ. Do đó chi phí cắt thấp hơn trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Máy cắt laser fiber 6kW

Ví dụ: theo thống kê chúng tôi thấy đối với máy cắt laser Fiber nguồn 3kW cắt tole 10mm thì chi phí trên mỗi kg thành phẩm vào khoảng 450 đ/kg (chưa tính khấu hao máy và nhân công). Đối với máy 6kW thì chi phí cắt chỉ khoảng dưới 200 đ/kg.

Trong một thử nghiệm khác ba máy gồm 1 máy 2kW, một máy 3kW và 1 máy 4kW cùng cắt một sản phẩm trên tole 8mm giống với máy 6kW (máy 6kW dùng khí nitơ cắt sắt 8mm để tăng năng suất). Kết quả sau 8 tiếng thì số lượng sản phẩm máy 6kW cắt được nhiều hơn cả 3 máy trên cộng lại.

Tuy nhiên máy cắt laser Fiber công suất lớn cũng tiềm ẩn một số rủi ro cho nên nếu không tìm hiểu kỹ bạn sẽ biến khoản tiền mua máy trở thành khoản đầu tư mạo hiểm.

=> Xem thêm một số sản phẩm của Sơn Vũ

5. Lựa chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm thay vì các công ty thương mại thuần túy

Chứng nhận đào tạo IPG cấp cho Kỹ thuật Sơn Vũ

Có rất nhiều khách hàng vì những lời quảng cáo hoa mỹ và mức giá rẻ mà đã quyết định mua máy Laser Fiber. Đến khi máy bị trục trặc, nhà cung cấp không xử lý được, phải chờ chuyên gia từ nước ngoài hoặc phải gửi thiết bị đi nước ngoài sửa chữa. Đến nổi nhiều khách hàng trong tình huống này đã phải thốt lên: bọn họ (nhà cung cấp) chỉ có biết bán hàng.

Đối với máy sản xuất công nghiệp thì dịch vụ sau bán hàng là rất quan trọng. Điều này thì ai cung biết. Tuy nhiên, khi đứng trước những lời quảng cáo hoa mỹ, mức giá rẻ cùng những lời hứa hẹn đảm của các công ty thương mại thiếu lương tâm đưa ra thì mấy ai không siêu lòng?

Chỉ đến khi có máy mà không dùng được (con số này rất nhiều), hàng đống bản vẽ đang chờ cắt, trong khi khách hàng không ngừng hối thúc thì mới thấy được tầm quan trọng của nhà cung cấp. Nó quan trọng hơn nhiều so với việc mua rẻ.

Nếu là bạn, bạn có muốn mua thiết bị hàng tỉ đồng từ nhà cung cấp: chỉ có biết bán hàng hay không, cho dù giá họ bán có rẻ cách mấy, họ có hứa hẹn cho bạn trả chậm đi nữa…?

Lời khuyên là hãy nên xét đến năng lực hậu mãi của nhà cung cấp. Đội ngũ kỹ thuật của họ có được đào tạo từ những công ty, tổ chức hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực họ cung cấp hay không? Đừng nghe những lời hứa hẹn sáo rỗng vì đó là nghề của họ, họ phải cố nói sao để bán cho được hàng.

Một cái bẩy mà các công ty thương mại hay giăng ra đó là họ biết khách hàng thường hay so sánh bảng thông số kỹ thuật và giá cả. Cho nên họ đã làm đẹp bảng thông số kỹ thuật bằng cách ghi quá sự thật kèm theo đó là mức giá rất hấp dẫn. Khiến cho ngươi mua cảm giác như mua được món hời. Nhưng thực tế thì câu tiền nào của đó bao giờ cũng đúng. Người mua lầm chứ người bán không lầm.

Xem thêm: 8 điều khác biệt tại máy Laser Fiber Sơn Vũ

 

=> Xem thêm sản phẩm: máy cắt plasma cnc, máy cắt laser fiber, nguồn laser fiber ,máy hàn laser fiber cầm tay, cắt gia công

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


The reCAPTCHA verification period has expired. Please reload the page.